9 điều khiến bạn… rớt phỏng vấn xin việc

Sau vòng phỏng vấn, bạn trở về nhà và đợi kết quả từ nhà tuyển dụng. Thật đáng buồn khi họ thông báo bạn không phù hợp với công ty hay những lý do nào đó. Mặc dù bạn đã thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn, bạn có biết tại sao không? Có thể bạn đã mắc một trong số những sai lầm sau khiến bạn bị “trượt vỏ chuối”.

Bạn có nằm trong số 9 điều sau?

 

1. Đến trễ

Khi bạn đến trễ mà không thông báo gì thì bạn đã vô tình xé rách chiếc vé vào “vòng trong” rồi đấy! Bạn biết không? Nhà tuyển dụng phải tốn khá nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch và ước lượng thời gian cho cuộc phỏng vấn, còn bạn thì nhởn nhơ và trả lời “Tôi xin lỗi, tôi đến trễ vì…” Bất  cứ lý do nào cũng không được chấp nhận đâu nhé! Do vậy, hãy sắp xếp thời gian để đến sớm trước 10 phút nhằm chuẩn bị tinh thần cho cuộc “đấu trí” diễn ra suôn sẻ nhé!

 

Nguyên tắc đầu tiên: Đừng bao giờ đến trễ
 

2. Nói xấu công ty và người quản lý cũ

Nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy bạn thật “xấu xí” khi liên tục nói xấu về công ty và người quản lý cũ của mình. Đây là một điều tối kị  khi đi phỏng vấn xin việc. Chẳng ai muốn nghe bạn phàn nàn về công ty cũ ra sao, hay người quản lý xấu tính như thế nào. Hãy cẩn thận trước khi bình luận bất cứ điều gì đặc biệt về công ty cũ nhé!
 

3. Nói “à ừm” hay “thì là mà” quá nhiều

100% các nhà tuyển dụng sẽ lưu ý nếu cuộc phỏng vấn của bạn bị lấp đầy bởi những từ như vậy. Tốt hơn hết là bạn nên tạm dừng để suy nghĩ và không nói bất cứ điều gì, vậy vẫn còn hơn là cứ ậm ừ. Điều này cũng chứng tỏ bạn đang rơi vào thế bí và Nhà tuyển dụng càng có lý do cho bạn “knock out”.
 

4. Hành động lúng túng

Hành động lúng túng khi đi phỏng vấn được xem là hành động “tự sát”. Hãy nghĩ thử xem, chẳng ai muốn thuê bạn nếu như bạn quá kém cỏi đến mức nói chuyện cũng khó khăn và bối rối khi được Nhà tuyển dụng hỏi. Nếu thấy bối rối, hãy dành chút thời gian và hít thở sâu, việc đó hoàn toàn chấp nhận được.
 

5. Trang phục không phù hợp

Hãy tìm hiểu trước buổi phỏng vấn xem kiểu trang phục nào phù hợp với văn hóa công ty mà bạn ứng tuyển. Câu nói “dress for the job you want” (tạm dịch: mặc cho công việc bạn muốn) chẳng bao giờ sai đâu.
 

6. Không hỏi người phỏng vấn bất cứ câu nào

Bạn nên đưa ra một câu hỏi mỗi khi ai đó đề nghị bạn có bất kỳ câu hỏi nào không. Ngay cả khi bạn cảm thấy như đã “cạn kiệt” câu hỏi, thì vẫn còn 2 câu hỏi dự phòng dưới đây bạn có thể dùng: “Tại sao anh/chị lại chọn công ty này?” và “Trong tương lai, anh/chị cảm thấy hào hứng điều gì nhất về công ty này?”
 

7. Không thể hiện sự nhiệt tình đối với công ty hoặc vị trí tuyển dụng

Một thái độ nhiệt tình luôn được nhà tuyển dụng chú ý cao. Do đó, hãy thể hiện sự nhiệt tình đối với công ty mà bạn ứng tuyển. Điều này không bao giờ thừa đâu nhé!

 

Đừng thể hiện thái độ thờ ơ với vị trí ứng tuyển
 

8. Quan tâm đến tiền lương hơn mọi khía cạnh khác

Dĩ nhiên, lương là một phần quan trọng của công việc, nhưng bạn sẽ khó mà tạo được thiện cảm nếu như đó là điều duy nhất mà bạn tỏ ra quan tâm. Hãy hỏi nhà tuyển dụng về những câu hỏi về cơ hội thăng tiến, tiêu chuẩn nào dùng để đánh giá hiệu quả công việc…
 

9. Không tìm hiểu thông tin công ty

Bạn biết gì về công ty chúng tôi là câu hỏi được Nhà tuyển dụng “tin dùng” trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào. Nếu bạn không tìm kiếm thông tin trước, bạn dễ dàng bị “trượt vỏ chuối” ngay cả trước đó câu trả lời của bạn có trơn tru như thế nào. Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về công ty, năm thành lập, hoạt động chính… sẽ giúp bạn gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng.
 

Có một câu nói như thế này “Try the best” Cứ cố gắng hết sức, đừng lo lắng đến phần còn lại của câu chuyện. Khi bạn làm tốt nhất, bạn sẽ không có một phút giây nào phải sống trong hối hận. Đừng đoán già đoán non về lý do tại sao bạn không đậu phỏng vấn nữa. Xé bộ hồ sơ cũ đi và sẵn sàng cho buổi phỏng vấn tiếp theo bạn nhé! Chúc bạn thành công.

Tên đăng nhập

: David Teo

Email

:

Điện thoại

: 0945235698

Địa chỉ

: 215, Ấp 2, Xã Trung An, Mỹ Tho, Tiền Giang

Ngày đăng tin

: 09-06-2020 03:50:04 PM

Mẫu tin đã được xem

: 388 lần