Cung cấp dịch vụ xin visa Nhật Bản diện du lịch, thăm thân, công tác. Nhật Bản được mệnh danh là xứ sở mặt trời mọc luôn hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa đa dạng, đặc sắc và nhiều điểm tham quan nổi tiếng: chùa Vàng, núi Phú Sĩ, Hoàng cung Nhật Bản… Đến với Nhật Bản, du khách còn được chiêm ngưỡng sắc hoa anh đào mùa xuân, hoa tử đằng, cánh đồng Lavender mùa hè hay sắc lá đỏ mùa thu…

Quý khách hãy lên lịch trình khám phá đất nước Nhật Bản và để cung cấp dịch vụ xin visa Nhật Bản nhanh chóng – chính xác – hiệu quả nhất.

HỒ SƠ XIN VISA NHẬT BẢN DU LỊCH

- Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký + hộ chiếu cũ (nếu có)
- 02 ảnh 4,5cm x 4,5cm (nền trắng, không quá 3 tháng)
- Chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh (bản sao, công chứng)
+ Sổ hộ khẩu (bản sao, công chứng tất cả các trang).
+ Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (bản sao, công chứng).
+ Thư mời từ người thân, bạn bè…bên Nhật Bản.
- Chứng minh tài chính: giấy tờ nhà đất, sổ tiết kiệm hoặc sao kê tài khoản ngân hàng (tối thiểu 5000 USD – 10.000 USD)… (bản sao, công chứng), bảng lương 3 tháng gần nhất (có xác nhận của công ty nơi làm bạn làm việc)
- Chứng minh công việc:
+ Chủ doanh nghiệp:Giấy phép đăng ký kinh doanh, Biên lai nộp thuế 6 tháng gần nhất, Giấy xác nhận số dư tài khoản của Công ty…
+ Nhân viên: Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng…, bảng xác nhận mức lương 06 tháng gần đây, đơn xin nghỉ phép đi du lịch hoặc quyết định cho phép nghỉ đi du lịch, phải có dấu và chữ ký của cấp chủ quản cao nhất…

HỒ SƠ LÀM VISA NHẬT BẢN CÔNG TÁC

- Hộ chiếu (bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký + hộ chiếu cũ (nếu có)
- Đơn xin visa Phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu;
- 02 ảnh 4,5cm x 4,5cm (nền trắng, không quá 6 tháng)
- Giấy bảo lãnh của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản:
+ Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty;
+ Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng;
+ Trường hợp nơi người xin visa đang làm việc cử đi công tác trả toàn bộ chi phí công tác hoặc người xin visa chứng minh được có khả năng trả toàn bộ chi phí công tác thì không cần giấy bảo lãnh.
- Giấy lý do mời của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản: (ghi mục đích và thời gian mời) (Không chấp nhận bản photo, fax hoặc pdf)
+ Đối với pháp nhân khi làm giấy lý do mời, người đứng tên bảo lãnh phải là người đại diện pháp nhân hoặc có tư cách đại diện cho pháp nhân. Trong giấy lý do mời, phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng. Trường hợp là công ty hay tổ chức, thì phải có dấu đóng của công ty, tổ chức hoặc người có tư cách đại diện pháp nhân;
+ Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty;
+ Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.
- Chương trình lưu trú:
+ Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ địa chỉ lưu trú (địa chỉ, số điện thoại);
+ Trường hợp đào tạo ngắn hạn, phải ghi rõ chi tiết chương trình đào tạo, nơi đào tạp, người chịu trách nhiệm hướng dẫn, có hay không đào tạo thực tập, có hay không tiền phí trợ cấp đào tạo từ phía công ty tiếp nhận cho người được đào tạo;
+ Lưu ý quan trọng: Lưu trú với mục đích đào tạo ngắn hạn có những điều kiện nhất định, vui lòng tham khảo phần chú ý đối với trường hợp đào tạo ngắn hạn bên dưới.
- Một trong các hồ sơ sau của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản: (tài liệu giới thiệu về công ty)
+ Sổ bộ đăng ký pháp nhân (tokibo) (bản gốc);
+ Bản in trang web của công ty;
+ Pamphlet giới thiệu về công ty;
+ Photocopy trang của công ty trong sách báo cáo 4 quý các công ty niêm yết.
+ Trường hợp người mời là cá nhân (giáo sư các trường đại học) thì có thể thay thế các hồ sơ nói trên bằng giấy chứng nhận nghề nghiệp.
- Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa công ty mời và công ty của người được mời:
+ Các tài liệu công khai giới thiệu mối quan hệ của các công ty cùng tập đoàn (bản in trang web hoặc pamphlet);
+ Tài liệu chứng mình quan hệ thương mại giữa các công ty (hợp đồng mua bán, B/L v.v.);
+ Thư mời gửi người xin visa (dành cho trường hợp chưa có quan hệ thương mại). Lưu ý, thư mời này không phải là Giấy lý do mời ở mục nói trên.
- Hợp đồng lao động của người xin visa với nơi đang làm việc hoặc quyết định cử đi công tác, giấy phái cử (ghi rõ nội dung công việc tại Nhật, nơi viếng thăm và chương trình dự định và việc chi trả chi phí cho chuyến đi);

HỒ SƠ XIN VISA NHẬT BẢN THĂM THÂN

- Hộ chiếu (bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký + hộ chiếu cũ (nếu có)
- Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu: 1 bản;
- Hình 4.5 x 4.5cm (nền trắng, không quá 6 tháng)
- Các hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh hoặc người mời tại Nhật Bản:
+ Giấy bảo lãnh;
+ Giấy chứng minh thu nhập của người mời (một trong các loại giấy tờ sau): *Nếu người mời không có các hồ sơ nói trên thì có thể nộp bản photo sổ tiết kiệm ngân hàng có ghi rõ quá trình sử dụng tài khoản trong vòng 6 tháng gần nhất.
+ Giấy nộp thuế (có ghi rõ thu nhập);
+ Tờ khai nộp thuế (phải có dấu đóng của cơ quan thuế Nhật Bản);
+ Giấy chứng nhận thu nhập (do cơ quan hành chính của Nhật Bản cấp);
- Giấy cư trú (bản ghi toàn bộ thành viên trong gia đình). * Trường hợp đương sự xin visa tự chi trả toàn bộ chuyến đi chứng minh được khả năng tài chính thì không cần giấy bảo lãnh. Trường hợp này cần xuất trình hồ sơ sau:
+ Giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng người xin visa đứng tên;
+ Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan thẩm quyền cấp.
- Giấy lý do mời:
+ Giấy này bắt buộc phải có, ngay cả trường hợp không cần giấy bảo lãnh. Phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng;
+ Phải ghi rõ cụ thể tất cả các nơi viếng thăm tại Nhật Bản và nội dung các hoạt động, không được ghi chung chung như “ thăm thân nhân” mà phải ghi rõ quá trình đưa đến việc bảo lãnh, các hoạt động và các nơi viếng thăm;
+ Trong trường hợp không cần giấy bảo lãnh vẫn cần phải có Giấy cư trú. Đối với người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản phải có photo hai mặt Thẻ Cư trú , Giấy cư trú (bản ghi toàn bộ các hạng mục, bản gốc được cấp trong vòng 3 tháng trở lại) và photo hộ chiếu (tất cả các trang gồm trang chi tiết nhân thân, trang đóng dấu xuất nhập cảnh và dấu có liên quan đến việc cho phép lưu trú).
- Chương trình lưu trú:
+ Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình họat động phải rõ ràng, phải ghi rõ địa chỉ lưu trú (địa chỉ, số điện thoại);
+ Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm.
+ Hồ sơ chứng minh mục đích nhập cảnh vào Nhật: Chứng minh quan hệ thân thuộc với thân nhân tại Nhật Bản (giấy khai sinh, hôn thú, hộ tịch).

Tên đăng nhập

: lequynhnha0101

Email

: lequynhnha0101@gmail.com

Điện thoại

: 0911901100

Địa chỉ

: 236 Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình

Ngày đăng tin

: 21-12-2017 10:05:50 AM

Mẫu tin đã được xem

: 834 lần