Làm thế nào để biết đau bụng dưới có phải mang thai hay không?

>>>Xem thêm: https://phuongnamhospital.com/benh-phu-khoa/dau-bung-duoi-co-phai-mang-thai-khong/
Các cơn đau bụng dưới xảy ra ở phụ nữ là một triệu chứng thường gặp. Trước các cơn đau bụng thì nhiều chị em thường thắc mắc rằng đau bụng dưới có phải mang thai hay không? Bởi lẽ đau bụng cũng là triệu chứng của một số bệnh lý khác. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn phân biệt các cơn đau bụng do mang thai và đau bụng kinh cùng một số trường hợp khác.
*1. Đau bụng dưới có phải mang thai hay không?
- Nhận biết đau bụng do mang thai
Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ biết được đau bụng dưới có phải mang thai hay không:
Cơn đau bụng âm ỉ mức độ nhẹ vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, trong những tuần đầu thai kỳ thì phần bụng dưới của mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức.
Các cơn đau bụng của mang thai sẽ xuất hiện khi mẹ bầu ốm nghén hoặc nôn nhiều lần.
Khi có triệu chứng đau như trên, bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác.
- Nguyên nhân gây đau bụng
Các cơn đau bụng này có thể xuất phát từ táo bón, giãn dây chằng, bị đầy bụng hay khó tiêu, chu trình làm tổ của thai nhi,… Thế nhưng các cơn đau bụng dữ dội xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ tình trạng xấu về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thể là thai ngoài tử cung, sảy thai hay dọa sinh sớm. 
- Đau bụng do kinh nguyệt
Ngoài việc tìm lời giải đáp cho thắc mắc đau bụng dưới có phải mang thai, bạn nên tìm hiểu thêm 1 số triệu chứng đau bụng dưới khác. Điển hình là đau bụng khi đến kỳ kinh. 
Triệu chứng của đau bụng kinh khác hẳn với các cơn đau bụng do mang thai:
Các cơn đau diễn ra liên tục âm ỉ và co thắt tại khu vực bụng dưới. Cơn đau sẽ diễn ra trước từ 1 - 3 ngày của kỳ kinh và đau đến đỉnh điểm trong ngày đầu của chu kì. 3 ngày sau đó các cơn đau sẽ giảm dần.
Cơn đau bụng do kinh nguyệt có thể lan đến lưng và đùi, cảm thấy nặng nề trong bụng, dạ dày có cảm giác khó chịu, buồn nôn,… Thêm vào đó, một vài chị em sẽ bị chuột rút ở lưng dưới hay bụng dưới trong khoảng 1 - 2 ngày trước chu kỳ kinh và hết khi chu kỳ kinh kết thúc.
* Một số trường hợp đau bụng dưới do mắc các bệnh lý
- Ruột bị kích thích
Đây là dấu hiệu của bệnh nhân mắc rối loạn tiêu hóa mãn tính. Những người bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi sẽ có cảm giác đau lâm râm khu vực bụng dưới.
- Sỏi thận
Khi bị sỏi thận trong thời gian đầu sẽ xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ bụng dưới xương sườn. Sau thời gian dài, sỏi thận chi chuyền đến niệu quản sẽ khiến bệnh nhân đau bụng lâm râm khu vực dưới rốn. Nếu triệu chứng này không giảm và kèm theo các dấu hiệu như tiểu máu, tiểu buốt hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị bệnh.
- Nhiễm trùng đường tiểu
Người bệnh nhiễm trùng đường tiểu sẽ bị đau lâm râm vị trí bụng dưới và mắc tiểu liên tục. Khi đi vệ sinh thì có cảm giác nóng ran và đau rát khó chịu. Nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- U xơ tử cung
Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng dễ gặp nhất của u xơ tử cung kèm theo máu ra nhiều và các cơn đau tức khu vực bụng dưới. Đây là loại u xơ lành tính bắt gặp ở nhiều vị trí khác nhau của tử cung.
Nếu không kịp thời điều trị u xơ sẽ gây tác động xấu đến bệnh nhân và thậm chí sẽ chuyển sang u xơ ác tính.
- Lạc nội mạc tử cung
Ở một số người có hiện tượng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, hiện tượng này gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó sẽ phát triển ở vị trí như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và ruột,… Quá trình phát triển không bình thường của chúng khiến cho nhiều chị em bị đau bụng dưới và đây cũng là nguyên nhân vô sinh nữ.
- Đau do sa tạng
Ở những phụ nữ tuổi cao sẽ có hiện tượng sa tạng và gây đau bụng dưới, vùng chậu. Cơ quan dễ mắc sa tạng nhất trong có thể có bàng quang và tử cung.
Đây không phải là tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Một số triệu chứng thường gặp nhất là tăng áp lực lên thành âm đạo, cảm giác đầy bụng dưới, cảm giác đau khi quan hệ tình dục, thấy khó chịu vị trí háng hoặc thắt lưng.
- Các bệnh lây lan qua đường tình dục
Cảm giác đau buốt tại vùng bụng dưới, vùng chậu là biểu hiện của các bệnh lây qua quan hệ tình dục đa số là mắc Chlamydia và bệnh lậu. Đây là 2 nhiễm khuẩn gây đau vị trí vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ, dịch âm đạo tiết ra bất thường,…
Đau bụng dưới có phải mang thai không? đã được giải đáp một phần qua bài viết sau. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, chị em vui lòng liên hệ hotline: 1900 63 36 98, hoặc đến trực tiếp tại số: 81 Phan Đình Phùng, P.1, TP. Đà Lạt. Bệnh viện Đa khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ tốt nhất đến bạn.

 
 

Tên đăng nhập

: leloikt90

Email

: leloikt90@gmail.com

Điện thoại

: 0387664156

Địa chỉ

: Đa Kao, Quận 1

Ngày đăng tin

: 31-08-2020 08:08:35 PM

Mẫu tin đã được xem

: 422 lần