Khoá học Biên Tập - Biên Kịch Báo chí phát thanh truyền hình
Dăng Tin Đăng lúc tháng 7 05, 2019TỪ KHÓA
BÁO CHÍ
BIÊN KỊCH
BIÊN TẬP
TRUYỀN HÌNH
VOV
BIÊN TẬP - BIÊN KỊCH
Hiện nay, việc làm biên tập tuy không là nghề “hot”, nhưng vẫn là nghề dành được nhiều tình cảm của các bạn trẻ. Những người trẻ yêu viết lách hẳn sẽ yêu biên tập. Và những ai đang tìm việc làm biên tập sẽ phải nghĩ đến điều đầu tiên: Người biên tập đến với nghề bằng đam mê, và có theo đuổi nó hay không, phụ thuộc vào khả năng và đam mê của chính họ.
Do yêu cầu khắt khe về kiến thức và kỹ năng, bắt buộc các nhà biên tập phải luôn luôn nỗ lực học hỏi và tự hoàn thiện bản thân mình để thoát khỏi sự đào thải nghiệt ngã của nghề. Tuy nhiên, đến với nghề biên tập, bạn sẽ “ được” nhiều thứ vô giá. Đó là bản lĩnh viết lách, là một kho tàng kiến thức, và những kỹ năng cần thiết để vững vàng trong cuộc sống. Điều đó lý giải vì sao biên tập vẫn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Không phải là nghề mới nhưng Biên tập viên vẫn là nghề dành được nhiều tình cảm của các bạn trẻ
► BIÊN TẬP VIÊN, HỌ LÀ AI?
- Hễ có người viết thì có người biên tập. Người biên tập đọc lại, suy nghĩ, làm cho các tác phẩm đến với công chúng dễ dàng hơn. Họ có mặt ở mọi nơi: trong các tờ báo ngày, báo tuần, các nhà xuất bản, tại đài truyền thanh, đài truyền hình, công ty giao tế nhân sự và quảng cáo. Tại các nước phát triển, họ còn hiện diện trong các cơ quan chính phủ, trường học và doanh nghiệp bình thường. Hiện nay, có cả người biên tập thông tin cho các trang Web.
- Nói chung, ngày nay, không một nhà lãnh đạo cơ quan truyền thông nào mà lại không thừa nhận giá trị của các biên tập viên giỏi. Các báo Việt Nam trả lương cho người biên tập cao hơn cho phóng viên cùng trình độ; có thể gần gấp đôi. Các tờ báo, tạp chí, đài truyền thanh, đài truyền hình uy tín có một điểm chung: tất cả đều sử dụng những biên tập viên giỏi. Tay nghề cao của tập thể biên tập viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức mạnh cho một cơ quan truyền thông.
► TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT BIÊN TẬP VIÊN:
- Phẩm chất cần có đầu tiên của người biên tập thực sự là tính cẩn thận và tỉ mỉ. Để “gia công” một bài viết, người biên tập phải sửa từ những lời văn thô ráp, câu văn lủng củng, trùng lặp đến những chi tiết “sạn” rất nhỏ: chính tả, từ ngữ. Vì công việc biên tập tưởng đơn giản nhưng lại là công việc khá phức tạp. Người biên tập cần đọc lướt qua một lần bản thảo để xác định nội dung, tư tưởng, chủ đề chứ không thể chỉ đọc một lần và sửa được ngay. Sau khi đọc nhanh một lượt, lúc này người biên tập phải đọc kĩ từng câu, từng đoạn của bản thảo. Nếu người biên tập sốt ruột, cẩu thả chỉ sửa cho có, phát hiện những lỗi ai cũng nhìn thấy thì đó không phải là người biên tập giỏi. Đầu óc, trí tuệ, tầm nhìn của người biên tập được thể hiện qua cách sửa chữa các lỗi rất nhỏ. Nếu không là một người cẩn thận, chịu khó, thì sẽ không thể làm được công tác biên tập.
- Người biên tập phải là người tâm lý và khéo léo, biết cư xử. Vì người biên tập là người trung gian giữa tác giả và độc giả nên người biên tập phải hiểu được tâm lý của cả đối tượng này. Hầu hết, những người viết văn, viết báo rất kị và không thích bài viết của mình bị sửa chữa quá nhiều. Đó là tính tự ái riêng của mỗi người. Người biên tập cần đặt mình vào vị trí của tác giả để hình dung cảm nhận của tác giả, từ đó người biên tập sẽ dễ dàng diễn đạt được ý tưởng của tác giả. Người biên tập cần cân bằng việc sửa chữa tác phẩm nhưng vẫn giữ được thông điệp, ý nghĩa tác giả muốn truyền tải.
- Người biên tập không thể chỉnh lý, sửa chữa theo ý muốn chủ quan của bản thân. Bởi người biên tập không phải là người sáng tạo tác phẩm. Sự sáng tạo của người biên tập là có giới hạn. Giới hạn đó chính là việc trau chuốt lại tác phẩm. Giữ mối quan hệ tốt với tác giả cũng là một việc làm thể hiện được tính nghệ thuật và khéo léo trong công tác biên tập của người biên tập. Thêm nữa, một mối quan hệ tốt giữa biên tập và tác giả còn đảm bảo cho người biên tập có được nhiều bài viết tốt hơn sau này.
- Không chỉ hiểu tâm lý của tác giả. Người biên tập cần hiểu được tâm lý của công chúng. Xét cho cùng, sản phẩm báo chí có hoàn thiện cũng để phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Người biên tập vừa là người giúp tác giả diễn đạt thông điệp gửi đến công chúng vừa là người định hướng công chúng hiểu được trọn vẹn thông điệp của tác giả muốn hướng tới. Vì thế, người biên tập khi biên tập tin bài cần cân nhắc mức độ ảnh hưởng, độ khách quan của thông tin.
- Những người biên tập luôn trăn trở những thông tin độc giả muốn tiếp nhận, những thông tin ảnh hưởng như thế nào đến độc giả và những thông tin độc giả không muốn tiếp nhận. Từ đây, người biên tập mới cân nhắc, thêm bớt, chỉnh lý, bổ sung thông tin phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của mọi độc giả. Người biên tập không những chế biến, “nấu giỏi” các món của tòa soạn đòi hỏi, mà còn phải nhạy cảm với “khẩu vị” trong mỗi “thực đơn” mà bạn đọc công chúng đặt hàng, để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ.
- Người biên tập phải là một người lý trí- Làm việc với một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Cần giữ cho thần kinh luôn vững vàng, tỉnh táo,lý trí sáng suốt. Nhẫn nại và biết sàng lọc mọi sai sót, từ sai sót nhỏ nhất trong các bản thảo cần sửa chữa. Cần có sự khách quan và công bằng trong công tác biên tập.
- Cuối cùng, người biên tập viên phải là người có trách nhiệm với công việc. Hoạt động biên tập thường là hoạt động làm cuối cùng của cơ quan báo chí. Giai đoạn cuối của công việc biên tập văn bản báo chí chính là xuất bản. Người biên tập sẽ theo dõi in, sửa bài đồng thời tuyên truyền, giới thiệu, phát huy tác dụng của báo chí, lắng nghe ý kiến phản hồi của độc giả. Người biên tập có trách nhiệm sẽ tiếp thu ý kiến nhiều chiều để các bài biên tập sau được hoàn thiện hơn, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của độc giả vừa điều chỉnh hướng biên tập để hài hòa giữa tác giả và bài viết gửi đến công chúng.
Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho những ai yêu thích công việc Biên tập, Biên kịch các chương trình phát thanh - truyền hình. Học viên sẽ được học cách xử lý văn bản với nhiều thể loại (Báo viết, báo nói, báo hình), xử lý tư liệu, lên tiết mục, kịch bản chương trình, thực hành công tác biên tập các chương trình phát thanh - truyền hình.
► NỘI DUNG KHÓA HỌC:
- Phần 1: Biên tập.
- Vai trò và vị trí của công tác biên tập.
- Biên tập báo viết.
- Biên tập báo nói.
- Biên tập báo hình.
- Phần 2: Biên kịch.
- Khái niệm về công tác biên kịch.
- Tìm đề tài.
- Xác định đề tài.
- Thu thập tư liệu.
- Nghiên cứu về tính văn hóa, tính nghệ thuật, tính thị trường của kịch bản.
- Viết kịch bản văn học, kịch bản điện ảnh; chuyển thể từ kịch bản văn học sang kịch bản điện ảnh.
- Biên tập kịch bản.
- Một số thủ thuật viết kịch bản.
- Thực tập viết kịch bản phim.
- Nhà văn, biên kịch Sâm Thương.
- Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú – Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao Đẳng Phát Thanh - Truyền hình II.
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Thu – Giảng viên Khoa Báo chí, Trường Cao Đẳng Phát thanh - Truyền Hình II. Cô đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề.
Học viên khi hoàn thành xong khóa học sẽ được cấp Chứng chỉ nghề của Trường Cao Đẳng Phát Thanh Truyền Hình II.
► THỜI GIAN:
- Lớp ngày: 10 ngày (100 tiết), học liên tục sáng chiều.
- Lớp tối: 3 tháng (120 tiết), học tối 2, 4, 6 từ 18g00 đến 20g30.
* Trọn khoá: 4.000.000VNĐ/ KHOÁ
► ĐIỀU KIỆN THAM GIA
- Tất cả mọi học viên yêu thích công việc Biên tập - Biên kịch, có đam mê với lĩnh vực điện ảnh - truyền hình.
- Biết kỹ thuật làm báo.
- Xây dựng tiết mục, dàn dựng chương trình, trang báo.
- Xử lý văn bản (tin, bài, ảnh), xử lý tư liệu (tiếng động, âm thanh, hình ảnh).
- Viết kịch bản điện ảnh, kịch bản phim ngắn, kịch bản chương trình phát thanh - truyền hình.
· 75 Trần Nhân Tôn, Phường 9, Quận 5, TP.HCM · Điện thoại: (089) 88 522 78 · Hotline: 0909 551 522 Ms.Loan |
Tên đăng nhập
:
:
Điện thoại
:
Địa chỉ
:
Ngày đăng tin
: 24-07-2019 09:20:12 AM
Mẫu tin đã được xem
: 504 lần