Những lưu ý quan trọng khi đưa ra phản hồi cho nhân viên
 

Cung cấp phản hồi cho nhân viên chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là các phản hồi tiêu cực. Mỗi nhà lãnh đạo đều có cách phản hồi riêng của mình với cùng một mục đích là giúp nhân viên phát triển hơn. Nhưng dù bằng cách nào đi nữa thì bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây.

Cân bằng giữa phản hồi tích cực và phản hồi tiêu cực

Nhiều nhà lãnh đạo nhầm lẫn giữa phản hồi và chỉ trích. Việc này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và nhân viên. Bạn nên có các cuộc trò chuyện thường xuyên và chủ động, cân bằng giữa phản hồi tích cực và phản hồi tiêu cực để động viên tinh thần cho mọi người. Việc này giúp phản hồi trở thành một phần tích cực cho sự phát triển chung của nhân viên.
 

Mục tiêu khi cung cấp thông tin phản hồi là giúp nhân viên cải thiện hiệu quả làm việc. Bạn hãy nhớ rằng phản hồi chỉ có tác dụng khi nhân viên nhận ra công việc của họ đang có vấn đề và cách để cải thiện chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có sự nhất quán và công bằng trong việc đưa ra phản hồi giữa những thành viên trong nhóm.

Lắng nghe ý kiến từ nhân viên

Cung cấp thông tin phản hồi có hiệu quả đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo. Bạn cũng đừng quên cho nhân viên thời gian tiếp thu phản hồi mà bạn chia sẻ với họ. Ngoài ra, bạn không nên tự đưa ra các giả định về những gì nhân viên mong muốn, suy nghĩ hoặc cảm nhận của họ. Thay vào đó bạn nên sẵn sàng lắng nghe từ chính nhân viên của mình.
 

Bạn nên sẵn sàng lắng nghe suy nghĩ, mong muốn từ chính nhân viên của mình

 

Không đưa ra phản hồi mơ hồ

Trước khi trò chuyện với nhân viên, hãy chắc chắn rằng bạn tập trung vào giải quyết các vấn đề chứ không phải đang đổ trách nhiệm cho họ. Nhân viên chỉ tiếp thu phản hồi tốt khi đó là những phản hồi cụ thể. Việc đưa ra phản hồi mơ hồ có thể khiến nhân viên cảm thấy nghi ngờ hoặc bối rối. Vì vậy, bạn nên đưa ra những ý kiến có thông điệp truyền tải đầy đủ và rõ ràng, có ví dụ minh họa để giúp nhân viên nhìn nhận được vấn đề tốt hơn.

Áp dụng tư duy của một nhà lãnh đạo 

Nếu là một nhà quản lý lâu năm, bạn nên tận dụng kinh nghiệm của riêng mình để đưa ra các quan điểm. Làm chủ cuộc đối thoại bằng cách nói về những thất bại và thách thức của chính bạn cũng như của các nhà lãnh đạo thành công khác. Điều này giúp nhân viên cảm thấy an tâm hơn và họ sẽ cố gắng để học hỏi từ bạn. Mặc dù chia sẻ kinh nghiệm là một chiến thuật tốt để nhân viên cảm thấy thoải mái, bạn đừng để cuộc trò chuyện chỉ đến từ một phía mà hãy tác động để có sự tương tác hai chiều giữa bạn và nhân viên.
 

Nhà lãnh đạo lâu năm nên tận dụng kinh nghiệm của riêng mình để đưa ra các quan điểm
 

Đảm bảo trách nhiệm

Dù phản hồi tiêu cực hay tích cực, bạn cũng cần đảm bảo trách nhiệm của mình với công việc của nhân viên. Thực hiện điều này bằng cách theo dõi và thiết lập các mốc quan trọng để cho phép nhân viên đánh giá tiến trình của họ. Hãy rõ ràng về những thành quả công việc phải đạt được cùng với thời gian hoàn thành. Giải thích lý do cho những đề xuất của bạn, cung cấp mục tiêu và định hướng để nhân viên hiểu và phấn đấu. Đồng thời, bạn phải cho nhân viên cảm nhận rằng họ vẫn luôn có bạn làm chỗ dựa, sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần.
 

Đưa ra phản hồi cho nhân viên là việc làm có vai trò quan trọng khi quản lý. Với những lưu ý được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ đưa ra những chiến lược đúng đắn để giúp nhân viên được hoàn thiện hơn.

 

Tải ngay 1001 CV Xin việc file word đẹp tất cả ngành nghề 2020

Tên đăng nhập

: David Teo

Email

:

Điện thoại

: 0945235698

Địa chỉ

: 215, Ấp 2, Xã Trung An, Mỹ Tho, Tiền Giang

Ngày đăng tin

: 17-07-2020 04:20:04 PM

Mẫu tin đã được xem

: 657 lần