Giống như mọi thiết bị trong nhà, máylạnh âm trần cũng cần được vệ sinh định kỳ để duy trì chất lượng cũng như độ bền của sản phẩm. Xem ngay bài viết dưới đây để biết bao lâu nên vệ sinh máy lạnh một lần, bạn nhé!
1. Vì sao cần vệ sinh máy lạnh?
Bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn
Theo thời gian, máy lạnh chứa nhiều bụi bẩn và các loại sinh vật có hại như vi khuẩn, nấm, mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Do đó, bạn cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và đảm bảo hiệu suất tối ưu của thiết bị này.
Máy lạnh sử dụng lâu ngày không vệ sinh sẽ bám bẩn và chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Bộ lọc không khí bị bám bụi bẩn
Bộ lọc không khí (gồm các màng lọc) là một trong những bộ phận quan trọng của máy lạnh, có chức năng thanh lọc không khí, giữ và loại bỏ vi khuẩn cũng như các phần tử gây dị ứng như phấn hoa, bụi phấn, lông chó mèo,...
Sau khoảng thời gian dài sử dụng, các màng lọc thường có xu hướng bám rất nhiều bụi bẩn, khiến cho khả năng lọc không khí của máy lạnh bị suy yếu dần. Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng bầu không khí và nhiệt độ trong căn phòng.
Bộ lọc không khí của máy lạnh không được vệ sinh sẽ bám đầy bụi bẩn.
Khả năng làm lạnh duy trì thiếu ổn định
Theo như lời chia sẻ từ các chuyên gia điện lạnh cho hay: trung bình sau mỗi tuần hoạt động, máy lạnh sẽ bị giảm 1% khả năng làm lạnh do bụi bẩn bám vào.
Vì thế, khả năng làm lạnh có xu hướng ngày càng giảm do lớp bụi bẩn bám vào càng nhiều mỗi ngày. Điều này cũng dẫn đến tiêu hao điện năng.
Máy lạnh không được vệ sinh định kỳ sẽ giảm khả năng làm lạnh và tiêu hao điện năng.
Máy lạnh giảm tuổi thọ
Việc tích tụ nhiều bụi bẩn sẽ khiến cho máy lạnh hoạt động quá công suất để làm lạnh. Nếu duy trì tình trạng này lâu dài, máy lạnh sẽ bị giảm tuổi thọ, cũng như gây hư hỏng bo mạch cùng một số bộ phận khác trong hệ thống dàn lạnh và dàn nóng.
Máy lạnh có thể giảm tuổi thọ hoặc thậm chí hư hỏng nhiều nếu không được vệ sinh định kỳ.
2. Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh (Gợi ý thời gian bảo trì máy lạnh định kỳ)
Để hạn chế các tình trạng đã nêu trên, khuyên bạn nên bảo trì, vệ sinh máy lạnh theo thời gian cụ thể như sau:
Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 - 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở máy lạnh (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ thỉnh thoảng sử dụng máy lạnh như 3 - 4 ngày/tuần và 6 - 8 tiếng/ngày.
Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình cứ 3 tháng/lần hoặc khoảng 2 tháng/lần tùy theo môi trường có nhiều bụi bẩn hay không.
Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Nên kiểm tra, vệ sinh khoảng 1 tháng/lần vì tần suất hoạt động dường như liên tục.
Thời gian vệ sinh máy lạnh định kỳ tùy thuộc vào tần suất sử dụng thiết bị.
3. Lợi ích của việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên giúp cải thiện hiệu suất làm lạnh tối ưu cho thiết bị, đồng thời, trả lại luồng không khí trong lành, mát lạnh và sạch khuẩn cho cả căn phòng. Từ đó, tăng cường hiệu quả bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Ngoài ra, việc sử dụng máy lạnh cũng tiêu hao lượng lớn điện năng. Bằng cách làm sạch thiết bị này thường xuyên, bạn có thể giảm hóa đơn tiền điện hằng tháng của gia đình mình. Điều này còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì máy lạnh trong tương lai.
Vệ sinh máy lạnh định kỳ giúp tiết kiệm điện năng và giảm chi phí bảo trì.
4. Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tại nhà
Bước 1: Ngắt nguồn điện máy lạnh
Tắt cầu dao máy lạnh cho an toàn.
Bước 2: Làm sạch dàn lạnh của máy lạnh
Bạn tháo phần quạt đảo gió của máy lạnh rồi mở nắp theo hướng từ dưới lên trên. Sau đó, bạn tháo tấm lọc bụi bên trong ra, rồi lấy tua vít mở ốc vỏ máy ở phía trên dàn lạnh rồi phủi sạch bụi bẩn.
Kế tiếp, bạn bọc toàn bộ thân máy lạnh bằng áo vệ sinh đủ lớn, sử dụng dung dịch vệ sinh máy lạnh để làm sạch bên trong dàn lạnh, bao gồm cánh quạt lồng sóc, các màng lọc cũng như các bộ phận khác.
Phủ áo vệ sinh để làm sạch dàn lạnh máy lạnh.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Bạn tháo lớp vỏ máy ở mặt trước của dàn nóng rồi lấy vòi xịt sạch chất bẩn. Sau đó, bạn xịt nước làm sạch bụi bám bên trong cánh quạt và mọi ngóc ngách.
Sau khi hoàn tất, dùng khăn mềm và khô lau sạch lại. Và lưu ý là không xịt nước trực tiếp vào khu vực bo mạch, dây điện của máy lạnh để tránh hư hỏng.
Cẩn thận dùng vòi xịt làm sạch dàn nóng của máy lạnh.
Bước 4: Sử dụng đồng hồ kiểm tra gas máy lạnh
Ở bước này, nếu phát hiện gas máy lạnh sắp hết hoặc ống dẫn gas có dấu hiệu bị rò rỉ thì bạn nên liên hệ nhân viên kỹ thuật để được khắc phục ngay.
Kiểm tra đảm bảo gas máy lạnh an toàn trước khi sử dụng.
Bước 5: Lắp ráp máy lạnh sau khi vệ sinh
Bạn cần hong khô dàn nóng và dàn lạnh, cũng như các bộ phận khác, trước khi lắp ráp chúng lại với nhau. Về cơ bản, chỉ cần lắp lại các bộ phận ngược lại với các bước khi tháo ra là xong.
Tuy nhiên, khi lắp ráp máy lạnh sau khi vệ sinh, bạn cần lưu ý:
Với dàn lạnh: Tránh làm rách lưới tấm lọc bụi khi đặt lại ở vị trí cũ. Sau đó, lắp quạt đảo gió vào và đóng nắp lại theo hướng từ trên xuống. Cuối cùng, nhớ vặn ốc cố định thân máy bằng tua vít sao cho chắc chắn.
Với dàn nóng: Khi lắp các lớp vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng, bạn thực hiện cẩn thận để chúng khớp ngạnh với nhau.
Lắp ráp các bộ phận của máy lạnh sau khi làm vệ sinh.
Bước 6: Vận hành máy lạnh âm trần kiểm tra trước khi sử dụng
Khi đã lắp ráp máy lạnh hoàn chỉnh sau khi vệ sinh, bạn bật cầu dao điện của máy lạnh. Nếu máy vận hành êm ái và không có vấn đề gì bất thường hay tiếng động lạ, thì thiết bị đã sẵn sàng cho cả gia đình sử dụng.
Kiểm tra máy lạnh vận hành có ổn định không sau khi vệ sinh.
CTY TNHH ĐIỆN LẠNH TRIỀU AN
Trụ sở : 403/38/55 TCH 10, P Tân Chánh Hiệp, Q12
Email báo giá : info@dienlanhtrieuan.com
Điện thoại : 028.36100330 - 028.37172899 - 0909090622
: 0909629980 Mr Công
Email
1. Vì sao cần vệ sinh máy lạnh?
Bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn
Theo thời gian, máy lạnh chứa nhiều bụi bẩn và các loại sinh vật có hại như vi khuẩn, nấm, mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Do đó, bạn cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và đảm bảo hiệu suất tối ưu của thiết bị này.
Máy lạnh sử dụng lâu ngày không vệ sinh sẽ bám bẩn và chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Bộ lọc không khí bị bám bụi bẩn
Bộ lọc không khí (gồm các màng lọc) là một trong những bộ phận quan trọng của máy lạnh, có chức năng thanh lọc không khí, giữ và loại bỏ vi khuẩn cũng như các phần tử gây dị ứng như phấn hoa, bụi phấn, lông chó mèo,...
Sau khoảng thời gian dài sử dụng, các màng lọc thường có xu hướng bám rất nhiều bụi bẩn, khiến cho khả năng lọc không khí của máy lạnh bị suy yếu dần. Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng bầu không khí và nhiệt độ trong căn phòng.
Bộ lọc không khí của máy lạnh không được vệ sinh sẽ bám đầy bụi bẩn.
Khả năng làm lạnh duy trì thiếu ổn định
Theo như lời chia sẻ từ các chuyên gia điện lạnh cho hay: trung bình sau mỗi tuần hoạt động, máy lạnh sẽ bị giảm 1% khả năng làm lạnh do bụi bẩn bám vào.
Vì thế, khả năng làm lạnh có xu hướng ngày càng giảm do lớp bụi bẩn bám vào càng nhiều mỗi ngày. Điều này cũng dẫn đến tiêu hao điện năng.
Máy lạnh không được vệ sinh định kỳ sẽ giảm khả năng làm lạnh và tiêu hao điện năng.
Máy lạnh giảm tuổi thọ
Việc tích tụ nhiều bụi bẩn sẽ khiến cho máy lạnh hoạt động quá công suất để làm lạnh. Nếu duy trì tình trạng này lâu dài, máy lạnh sẽ bị giảm tuổi thọ, cũng như gây hư hỏng bo mạch cùng một số bộ phận khác trong hệ thống dàn lạnh và dàn nóng.
Máy lạnh có thể giảm tuổi thọ hoặc thậm chí hư hỏng nhiều nếu không được vệ sinh định kỳ.
2. Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh (Gợi ý thời gian bảo trì máy lạnh định kỳ)
Để hạn chế các tình trạng đã nêu trên, khuyên bạn nên bảo trì, vệ sinh máy lạnh theo thời gian cụ thể như sau:
Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 - 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở máy lạnh (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ thỉnh thoảng sử dụng máy lạnh như 3 - 4 ngày/tuần và 6 - 8 tiếng/ngày.
Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình cứ 3 tháng/lần hoặc khoảng 2 tháng/lần tùy theo môi trường có nhiều bụi bẩn hay không.
Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Nên kiểm tra, vệ sinh khoảng 1 tháng/lần vì tần suất hoạt động dường như liên tục.
Thời gian vệ sinh máy lạnh định kỳ tùy thuộc vào tần suất sử dụng thiết bị.
3. Lợi ích của việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên giúp cải thiện hiệu suất làm lạnh tối ưu cho thiết bị, đồng thời, trả lại luồng không khí trong lành, mát lạnh và sạch khuẩn cho cả căn phòng. Từ đó, tăng cường hiệu quả bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Ngoài ra, việc sử dụng máy lạnh cũng tiêu hao lượng lớn điện năng. Bằng cách làm sạch thiết bị này thường xuyên, bạn có thể giảm hóa đơn tiền điện hằng tháng của gia đình mình. Điều này còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì máy lạnh trong tương lai.
Vệ sinh máy lạnh định kỳ giúp tiết kiệm điện năng và giảm chi phí bảo trì.
4. Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tại nhà
Bước 1: Ngắt nguồn điện máy lạnh
Tắt cầu dao máy lạnh cho an toàn.
Bước 2: Làm sạch dàn lạnh của máy lạnh
Bạn tháo phần quạt đảo gió của máy lạnh rồi mở nắp theo hướng từ dưới lên trên. Sau đó, bạn tháo tấm lọc bụi bên trong ra, rồi lấy tua vít mở ốc vỏ máy ở phía trên dàn lạnh rồi phủi sạch bụi bẩn.
Kế tiếp, bạn bọc toàn bộ thân máy lạnh bằng áo vệ sinh đủ lớn, sử dụng dung dịch vệ sinh máy lạnh để làm sạch bên trong dàn lạnh, bao gồm cánh quạt lồng sóc, các màng lọc cũng như các bộ phận khác.
Phủ áo vệ sinh để làm sạch dàn lạnh máy lạnh.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Bạn tháo lớp vỏ máy ở mặt trước của dàn nóng rồi lấy vòi xịt sạch chất bẩn. Sau đó, bạn xịt nước làm sạch bụi bám bên trong cánh quạt và mọi ngóc ngách.
Sau khi hoàn tất, dùng khăn mềm và khô lau sạch lại. Và lưu ý là không xịt nước trực tiếp vào khu vực bo mạch, dây điện của máy lạnh để tránh hư hỏng.
Cẩn thận dùng vòi xịt làm sạch dàn nóng của máy lạnh.
Bước 4: Sử dụng đồng hồ kiểm tra gas máy lạnh
Ở bước này, nếu phát hiện gas máy lạnh sắp hết hoặc ống dẫn gas có dấu hiệu bị rò rỉ thì bạn nên liên hệ nhân viên kỹ thuật để được khắc phục ngay.
Kiểm tra đảm bảo gas máy lạnh an toàn trước khi sử dụng.
Bước 5: Lắp ráp máy lạnh sau khi vệ sinh
Bạn cần hong khô dàn nóng và dàn lạnh, cũng như các bộ phận khác, trước khi lắp ráp chúng lại với nhau. Về cơ bản, chỉ cần lắp lại các bộ phận ngược lại với các bước khi tháo ra là xong.
Tuy nhiên, khi lắp ráp máy lạnh sau khi vệ sinh, bạn cần lưu ý:
Với dàn lạnh: Tránh làm rách lưới tấm lọc bụi khi đặt lại ở vị trí cũ. Sau đó, lắp quạt đảo gió vào và đóng nắp lại theo hướng từ trên xuống. Cuối cùng, nhớ vặn ốc cố định thân máy bằng tua vít sao cho chắc chắn.
Với dàn nóng: Khi lắp các lớp vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng, bạn thực hiện cẩn thận để chúng khớp ngạnh với nhau.
Lắp ráp các bộ phận của máy lạnh sau khi làm vệ sinh.
Bước 6: Vận hành máy lạnh âm trần kiểm tra trước khi sử dụng
Khi đã lắp ráp máy lạnh hoàn chỉnh sau khi vệ sinh, bạn bật cầu dao điện của máy lạnh. Nếu máy vận hành êm ái và không có vấn đề gì bất thường hay tiếng động lạ, thì thiết bị đã sẵn sàng cho cả gia đình sử dụng.
Kiểm tra máy lạnh vận hành có ổn định không sau khi vệ sinh.
CTY TNHH ĐIỆN LẠNH TRIỀU AN
Trụ sở : 403/38/55 TCH 10, P Tân Chánh Hiệp, Q12
Email báo giá : info@dienlanhtrieuan.com
Điện thoại : 028.36100330 - 028.37172899 - 0909090622
: 0909629980 Mr Công
Tên đăng nhập
: trieuanthao
: thaonguyen435@gmail.com
Điện thoại
: 0986315892
Địa chỉ
: Quận 12 - HCM
Ngày đăng tin
: 22-02-2023 01:50:43 PM
Mẫu tin đã được xem
: 242 lần